Căn hộ thiết kế theo phong cách thông thoáng căn góc kết hợp hài hòa, tận dụng tối đa diện tích sử dụng cùng sự phân bổ hợp lý các gian phòng để luôn đón nhận được tối đa ánh sáng và gió mát tự nhiên.
Từ 2 ban công nằm gần với phòng khách của căn hộ tọa lạc ở tầng cao, bạn có thể nhìn ngắm toàn cảnh cuộc sống hiện hữu của khu đô thị Bàu Cát. Căn hộ có diện tích 96m2 với không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách, phòng bếp và khu vực bàn ăn được thiết kế mở thông tầm với nhau.
3 phòng ngủ của căn hộ không chỉ được bố trí ở những vị trí thông thoáng với khoảng tấm nhìn rộng mở, đặc biệt là phòng ngủ ở vị trí góc. Trong khi đó, phòng tắm của căn hộ cũng được thiết kế theo phong cách buồn tắm đứng sang trọng.
Sinh sống trong căn góc tầng cao của tòa nhà BÀu Cát II này, bạn còn được tận hưởng hàng loạt tiện ích cho cư dân, như: các dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khoẻ và tập luyện thể hình với phòng tập Gym, công viên, sân tenis, hồ bơi, thẩm mỹ cho nam và thẩm mỹ cho nữ.
Vào mùa đông, cuộc sống đi xuống lòng đất theo nghĩa đen: rễ và củ ngự trị trong khi hầu hết các bộ phận trên mặt đất của cây đều không hoạt động; động vật ngủ đông, tìm nơi trú ẩn trong các lỗ và hang động, hoặc ít nhất là di chuyển đi tránh rét.
Trong chu kỳ hàng năm, trên và dưới mặt đất được liên kết chặt chẽ. Nếu không có dự trữ ngầm để cung cấp cho mùa đông và bắt đầu chu kỳ hoạt động trở lại vào mùa xuân, nhiều loài động, thực vật sẽ chết. Nếu không có cuộc sống tích cực trên mặt đất vào mùa hè và mùa thu để dự trữ dưới lòng đất cho mùa đông tới, chúng cũng sẽ chết.
Quy luật vận hành này cũng tương tự với các thành phố, tuy ở những khía cạnh khác nhau, các hệ thống trên mặt đất và dưới lòng đất cũng được liên kết rất chặt chẽ. Hầu như không có thành phố nào có thể tồn tại mà không có mạng lưới điện và thông tin được chôn vùi dưới đất, hệ thống truyền nước ngầm, ống thoát nước, tầng hầm để xe hoặc dành cho người đi bộ, trung tâm thương mại, hệ thống tầu điện ngầm hay thậm chí đường cao tốc…
Vậy thì ta nên đặt câu hỏi: Liệu có thể sống dưới lòng đất? Điều đó có hợp lý không? Có lý tưởng không? Và liệu nó có khả thi không?
Theo báo cáo World Urbanization Prospects (Triển vọng Đô thị hóa Thế giới) sửa đổi năm 2018 do Phòng Dân số của Vụ Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc thực hiện, hiện nay có khoảng 55% dân số thế giới đang sống ở các khu vực thành thị, tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên gần 70% vào năm 2050.
Cũng theo Liên Hiệp Quốc, đô thị hóa, sự dịch chuyển của người dân từ nông thôn sang thành phố, kết hợp với tổng thể tăng trưởng dân số thế giới sẽ kéo theo 2,5 tỷ người đến các khu vực đô thị trong khoảng 30 năm tới, với gần 90% mức tăng sẽ diễn ra ở châu Á và châu Phi.
Thậm chí, quy mô đô thị sẽ còn tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng dân số: 276% so với 66%, trong vòng 20 năm tới, theo báo cáo của Shlomo Angel and Stephen Sheppard.
Điều này được lý giải bởi nguyên nhân: sự gia tăng dân số đô thị thường có xu hướng đi kèm với mức sống ngày càng tăng, đòi hỏi nhiều không gian hơn (nhà ở hoặc văn phòng lớn hơn, cơ sở hạ tầng rộng hơn…). Do đó, các thành phố có khả năng sẽ bị kẹt cứng trong quá trình xây dựng, mặc dù sự phát triển đô thị trong tương lai được thiết kế, hoặc được cho là, bền vững hơn.
Có hai cách để đối phó với vấn đề này. Cách thứ nhất là tháo gỡ nút thắt, bằng việc cho phép mọc lên hàng loạt của các tòa nhà cao tầng như một cách đối phó với khan hiếm đất. Phương pháp này mới nghe thì có vẻ bền vững nhưng sự thật đã chỉ ra rằng không phải như vậy. Các tòa nhà cao tầng thường gặp phải sự khó chịu bởi những người sống xung quanh nó và mật độ cao cũng gây ra nhiều phiền toái về môi trường như giảm chất lượng không khí hay ốc đảo nhiệt đô thị.
Phương pháp thứ hai không cố tháo nút thắt, mà cắt bỏ nó hoàn toàn, bằng cách ngầm hóa các thành phố. Việc xây dựng xuống dưới thay vì lên trên sẽ giúp đáp ứng nhu cầu đô thị hóa nhiều hơn mà không cần dựng các tòa nhà chọc trời ở khắp mọi nơi. Đừng hiểu nhầm, việc xây dựng ngược xuống cũng sẽ nảy sinh các vấn đề về kinh tế và môi trường khác.
Tuy nhiên, điều này lại thuận lợi ở nhiều quốc gia có nhiều cơ sở hạ tầng ngầm bị bỏ hoang không sử dụng như mỏ khoáng sản cổ, đường hầm, nơi trú ẩn… Việc bảo trì chúng là điều cần thiết và cũng tốn rất nhiều tiền, vì những cấu trúc vô chủ này có thể khiến các tòa nhà trên bề mặt sụp đổ. Luận điểm ở đây là ta có thể biến một vấn đề trở thành cơ hội. Hay nói cách khác là biến một không gian vô dụng thành một không gian hữu dụng. Những bề mặt ngầm có sẵn ẩn chứa rất nhiều tiềm năng, cộng thêm khả năng đào sâu hơn và tạo ra các khu vực ngầm mới.
Xây dựng và sống dưới lòng đất là một sự đổi mới thú vị, mang tính đột phá và đồng thời bền vững hơn. Như tiến sĩ, nhà nghiên cứu môi trường Nikolai Bobylev đã chỉ ra trong bài viết chuyên đề của mình: "Không gian ngầm ít bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài, và các tác động của chúng đến môi trường bên ngoài cũng ít hơn các cơ sở trên mặt đất." Ngoài ra, "Các công trình ngầm sâu chịu thiệt hại ít hơn đáng kể trong các trận động đất so với các công trình trên bề mặt."
Khoa học cũng đã chứng minh rằng vào mùa hè khi trời nóng, nhiệt độ ở dưới lòng đất sẽ luôn thấp hơn, ngược lại vào mùa đông khi trời rét, dưới bề mặt sẽ ấm hơn so với trên mặt đất. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng năng lượng và giúp ta phần nào tiết kiệm điện năng.
Ngoài ra, ngầm hóa đô thị cũng sẽ giảm tải áp lực xây dựng với quỹ đất hạn chế trên bề mặt. Phần đất tiết kiệm được có thể sử dụng vào các công trình công cộng và bền vững như công viên, cây xanh, các sân chơi hay quảng trường.
Nhìn ra bình diện quốc tế, rất nhiều thành phố trên thế giới đang bắt đầu quan tâm đến không gian ngầm. Helsinki, Phần Lan thậm chí đang lên kế hoạch mở rộng thẳng xuống với chiến lược "Underground City Plan" (Kế hoạch Thành phố Dưới lòng đất) và coi khu vực ngầm là một phần chính của thành phố. Người dân Helsinki hiện đã được hưởng quyền sử dụng một khu phức hợp dưới lòng đất bao gồm bơi lội, mua sắm, và cả sân khúc côn cầu. Một trung tâm dữ liệu cũng đã được xây dựng bên dưới một nhà thờ và sử dụng nước biển lạnh để làm mát cho máy móc của nó, cắt giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng. Trong bản kế hoạch, thành phố đã thiết lập việc xây dựng thêm 200 công trình ngầm trong những năm tới, bao gồm cả căn hộ và không gian công cộng.
Tsim Sha Tsui, một trong những khu vực đông đúc nhất ở Hong Kong, có khả năng sẽ được mở rộng đáng kể nếu kế hoạch phát triển không gian ngầm của chính quyền Hong Kong trở thành hiện thực. Dựa trên kết quả của giai đoạn trưng cầu dân ý đầu tiên, kết thúc vào tháng 2 năm 2017, công chúng thống nhất đồng ý rằng việc sử dụng hợp lý không gian ngầm và cung cấp mạng lưới đi bộ mọi thời tiết sẽ giúp giảm tải cho các phố đi bộ chật chội và cải thiện kết nối đường bộ trong các khu vực đó.
Trong một tài liệu đệ trình lên Hội đồng quận Yau Tsim Mong, Sở Xây dựng - Phát triển và Sở Kế hoạch cho biết họ chọn khu vực Tây Tsim Sha Tsui vì nó không chỉ nằm ở trung tâm thành phố và gần trục giao thông mà còn là nơi diễn ra các hoạt động thương mại, giải trí, nghệ thuật, văn hóa, du lịch và mua sắm sầm uất.
Theo đề xuất, kế hoạch sẽ bao gồm một khu vực ngầm rộng hơn 31.500m2 với 5 tầng tiện ích, cung cấp tổng diện tích sàn là hơn 50.000m2. Trong đó, 30% sẽ được dành cho dịch vụ và bán lẻ, còn 40% sẽ được dùng cho các tiện ích cộng đồng, lối đi dành cho người đi bộ và không gian công cộng.
Singapore, một đất nước với quỹ đất vô cùng hạn chế, đang sắp hết chỗ cho 5,6 triệu người. Chính phủ đất nước này đã làm rất nhiều cách, từ xây dựng thẳng đứng với các tòa nhà chung cư cao tới 70 tầng, thu hồi bất động sản không sử dụng để làm nhà ở, và đẩy các công trình ra sát bờ biển để có nhiều đất hơn. Nhưng là một trong những thành phố đông đúc nhất thế giới, với dự đoán thêm 1,5 triệu người nữa trong 15 năm tới, các lựa chọn của Singapore cũng bị giới hạn như không gian của họ. Vì vậy, Singapore đang xem xét một giải pháp mới: xây dựng dưới lòng đất để tạo ra một thành phố kết nối rộng lớn, với trung tâm mua sắm, các nút giao thông, không gian công cộng, đường dành cho người đi bộ và thậm chí cả làn đường dành cho xe đạp.
"Singapore nhỏ bé, và dù chúng ta có 6,9 triệu người hay không, thì luôn có nhu cầu tìm không gian đất mới", ông Zhao Ziye, giám đốc lâm thời của Trung tâm Không gian Ngầm Nanyang thuộc Đại học Công nghệ Nanyang cho biết. "Tối ưu không gian ngầm là một lựa chọn cho Singapore".
Giới hạn chiều cao áp đặt cho các khu vực xung quanh căn cứ không quân và sân bay đã ngăn cản các nhà phát triển dự án xây dựng cao hơn. Số lượng đất có thể thu hồi từ đại dương cũng rất hạn chế, mặc dù cho đến nay nó chiếm 1/5 không gian Singapore nhưng quỹ đất này dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Việc bị bóp nghẹt đã dẫn đến sự đóng cửa của một số khu nhà cũ và trại quân sự để mở đường cho sự phát triển dân cư và công nghiệp.
Tuy nhiên, xây dựng ngầm không phải là mới ở Singapore. Khoảng 12 km đường cao tốc và 80 km đường dây trung chuyển đã được đặt dưới mặt đất. Hệ thống thoát nước và đường hầm tiện ích cũng là những đặc điểm phổ biến bên dưới cảnh quan đô thị.
Không dừng lại ở đó, Singapore đang tiến xa hơn nữa với việc bắt đầu xây dựng một hầm chứa dầu khổng lồ dưới lòng đất có tên là Jurong Rock Caverns. Khi dự án này hoàn thiện, nó sẽ giải phóng khoảng 600.000m2 đất, tương đương với diện tích của sáu nhà máy hóa dầu.
Một dự án khác là Underground Science City (Thành Phố Khoa học Dưới lòng đất), với 40 "hang động" kết nối với nhau, sử dụng cho các trung tâm dữ liệu, phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ các ngành khoa học y sinh và khoa học đời sống. Trung tâm khoa học, rộng hơn 200.000m2, nằm 30 tầng dưới một công viên khoa học ở phía tây Singapore, sẽ có thể chứa tới 4.200 nhà nghiên cứu và khoa
"Rất nhiều cơ sở có thể di chuyển xuống lòng đất nếu bạn biết tận dụng hết không gian ngầm", TS. Zhao nói. "Ban đầu có thể sẽ có vấn đề về tâm lý, nhưng miễn là chúng ta có ánh sáng và thông gió phù hợp, dần dần mọi người sẽ vượt qua ý tưởng làm việc và sống dưới lòng đất".
Tại hai trường đại học lâu đời nhất Singapore là Nanyang và Đại học Quốc gia Singapore, nghiên cứu đã xác định thấy các khu vực phù hợp để xây dựng cơ sở thể thao, thư viện và giảng đường dưới mặt đất. Theo các nhà nghiên cứu từ cả hai trường, sẽ có một ngày sinh viên có thể bơi trong một hồ bơi ngầm hoặc xem phim trong một rạp chiếu dưới lòng đất.
Vì tất cả những lý do này, lợi ích của các nhà đầu tư và nhà khai thác tư nhân, cũng như lợi ích của thành phố, sẽ hội tụ để phát triển các đô thị ngầm. Cho dù chúng ta có thích hay không, các thành phố dưới lòng đất sẽ bùng nổ trong những thập kỷ tới. Do đó, chúng ta nên sẵn sàng cho việc tạo ra các thành phố ngầm này, theo một cách bền vững thật sự. Nếu không, chúng có thể biến thành một cơn ác mộng về môi trường và xã hội, như trong bộ phim đình đám Parasite (Ký sinh trùng) của đạo diễn Bong Joon-ho, nơi phân chia giai cấp sẽ quyết định ai sống trên bề mặt (người giàu) và ai sống dưới lòng đất (công nhân).
Giá đất nền tại một số thị xã tỉnh Bình Dương, giáp ranh Sài Gòn như: thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An.. đã tăng gấp ba lần chỉ trong 2 - 3 năm trở lại đây, trong giai đoạn 2017 - 2019.
Được ví là "thị trường sân sau" của TP.HCM, bất động sản Bình Dương, đặc biệt là các khu vực thị xã giáp ranh với Sài Gòn, đang biến động tăng giá mạnh trong vòng 3 năm gần đây. Cụ thể, so với giá đất năm 2017, một số dự án khu vực thị xã Dĩ An hiện có mức giá tăng đến gấp ba lần. Tại khu vực Dự án Trung tâm hành chính Dĩ An, năm 2017, đất nền tại một số trục đường lớn giao động từ 20 đến 25 triệu đồng mỗi m2 nhưng hiện nay đã chạm ngưỡng 70 triệu đồng một m2.
Trong khi đó, đất nền dự án tại phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, từ quý IV/2018 được mở bán giá 14 triệu đồng mỗi m2, vị trí trục chính nay được giao dịch 22 triệu đồng mỗi m2. Cuối năm ngoái, đất nền nội khu dự án này có giá từ 10 triệu đồng mỗi m2 nay vươn lên 17 triệu đồng mỗi m2.
Tại Đông Hòa, Dĩ An, đất dự án bán nhà phố từ tháng 8/2018 giá 18-20 triệu đồng mỗi m2. Đến quý III, giá đã vọt lên 40-45 triệu đồng. Nhà thô từ vùng giá 16 triệu đồng mỗi m2 đã leo lên 33-36 triệu đồng mỗi m2. Tại Đông Hiệp, Dĩ An, dự án nhà ở quy mô 6,5 ha bán hồi quý I với giá 24 triệu đồng mỗi m2 nay tăng lên 34-36 triệu đồng mỗi m2.
Đất nền dự án trên Quốc lộ 1K, phường Bình An, Dĩ An, hiện giao dịch 30-36 triệu đồng mỗi m2. Nhà thô nằm ở trục giao thông chính khoảng 36-45 triệu đồng mỗi m2.
Một dự án đất nền tại Dĩ An, Bình Dương.
Cũng nằm kế cận Sài Gòn, tại Thuận Giao, Thuận An, một dự án quy mô 5,3 ha mới bung hàng quý I/2019 có giá nhà phố 72-75 triệu đồng mỗi m2. Đất nền trục giao thông chính được giao dịch giá 32-35 triệu đồng còn đất nền nội khu vươn lên 20-23 triệu đồng.
Không chỉ đất nền tăng giá, các phân khúc khác tại Bình Dương từ cuối năm 2018 đến nay đã trở thành thỏi nam châm hút các doanh nghiệp bất động sản từ TP HCM. Nhiều doanh nghiệp trú tại TP HCM như Đất Xanh, Phú Đông Group, Thủ Đức House, Vạn Xuân... đều đã có mặt, dẫn đến có hàng chục dự án tung ra với hàng ngàn căn hộ, chủ yếu tại Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một. Cùng với cơn sóng nguồn cung này, thị trường căn hộ tại Bình Dương cũng đang thiết lập một mặt bằng giá mới, nhiều dự án trong đợt mở bán lần đầu đã đưa ra giá 30-35 triệu đồng mỗi m2, tăng tới 20-30% so với cuối năm 2018.
Tổng giám đốc Công ty Viethome, Nguyễn Anh Đào cho biết, nhiều nguyên nhân đẩy giá đất nền nói riêng và bất động sản nói chung tại Bình Dương tăng vọt ở các vị trí giáp ranh Sài Gòn. Do mặt bằng giá chung toàn thị trường tăng lên, giá TP HCM cao hơn nên đã lan tỏa qua các địa phương lân cận có tiềm năng phát triển.
Thuận An và Dĩ An có kết nối giao thông thuận lợi với Sài Gòn, lại có đề án được chuyển lên thành phố nên hiệu ứng tăng giá bất động sản khá mạnh. Cùng với làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp TP HCM, các công trình công cộng, dịch vụ tại 2 địa bàn này từng bước được đầu tư nhiều hơn cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy giá bất động sản tăng.
Chuyên gia này cho biết, Bình Dương vừa được ví như sân sau đồng thời cũng là đô thị vệ tinh của TP HCM trong tương lai nên mặt bằng giá đất tại các vị trí giáp ranh nhiều khả năng vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá theo thời gian cùng với phát triển đô thị.
Ông Đào cho hay, Bình Dương còn là đại diện đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 21 thành phố thông minh của thế giới và đang thu hút rất đông chuyên gia, kỹ sư, lao động trình độ cao đến làm việc, sinh sống. Đây là động lực to lớn thúc đẩy thị trường nhà ở tại đô thị này phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Nguồn cung bất động sản Bình Dương được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ đến cuối năm 2019. Thị trường sẽ xuất hiện những đợt sóng mới với các dự án từ vài chục đến hàng trăm ha và có thể lập mặt bằng giá mới vào cuối năm.
💥Đăng ký nhận giữ chỗ và báo giá: http://bit.ly/điềnthổphúmỹ
💥Ưu đãi Chiết khấu hấp dẫn ngày mở bán 2%-4%, tặng 1 cặp vé Dubai, vừa tiết kiệm và lợi thế đầu tư đi đầu
💥Với tài chính 600 tr có sở hữu ngay lô đất góc 2 mặt tiền- gần trung tâm thị xã Phú Mỹ, tại sao không?
Với pháp lý rõ ràng và chính chủ được minh chứng qua việc ngân hàng vietcombank và MB chấp nhận cho vay và giải ngân đến 40% đến 60% .
Việc sở hữu một miếng đất có diện tích lên đến hàng trăm m2 chỉ với khoảng tiền vừa túi thật sự là cơ hội đầu tư đáng xem xét trong năm 2019 khi thị trường Phú Mỹ đang nóng lên từng ngày.
Phú Mỹ nơi đất thị xã tiềm năng phát triển vượt trội có cơ sở trở nên thành phố mới bởi những yếu tố hiện hữu sau:
1️⃣ Nơi giao thương giữa các KCN tại vùng Đông Bắc, xuất tiến hàng hóa đến các cảng biển khu vực và nội thành của TPHCM
2️⃣ Nơi có cảng nước sâu duy nhất trên khu vực Vành Đai 4 của TPHCM trung tâm Kinh tế của Việt Nam
3️⃣ Nơi có trục đường huyết mạch nối liền TPHCM đến cảng biển tại VT và BR-VT. Nằm trên tiêu trí phát triển của "TPHCM vươn biển"
4️⃣ Hiện hữu trục đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và dự án Cảng hàng Không Quốc Tế Long Thành.
5️⃣ Vị trí độc nhất tại các điểm du lịch liên quan như cách VT 10km, được bao phủ bởi dịch vụ du lịch như Loutus Resort và KDL Núi Dinh 6️⃣ Cuối cùng vị trí đất nằm ngay khu vực đông dân cư và công ty quốc tế All Wells
Một lô đất tại những nơi giao thoa các yếu tố trên có đủ tiềm năng phát triển và đáng để đầu tư khi chỉ với giá đang rất mềm?
Cơ hội chỉ có một đợt mở bán Giai đoạn đầu dần đang về những ngày cuối, cùng những ưu đãi không thể tốt hơn.
họp với Ban cán sự Đảng về các dự án trọng điểm của tỉnh.
Tham dự cuộc họp có các đồng chí: Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Theo báo cáo của Sở KH-ĐT, toàn tỉnh hiện có 33 dự án trọng điểm, trong đó có 15 dự án đầu tư công và 18 dự án vốn đầu tư DN, tập trung vào các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông sau cảng; khu công viên văn hóa; sân bay Gò Găng; sân bay Cỏ Ống Côn Đảo; nạo vét kênh Bến Đình; các trục ngang cho TP. Vũng Tàu; đường giao thông; trung tâm kiểm tra chuyên ngành hải quan; du lịch.
Trong đó, 2 dự án đang triển khai và 19 dự án dự kiến sẽ khởi công trong năm 2019-2020. Các dự án còn lại chưa được bố trí vốn và đang kêu gọi đầu tư. Sở KH-ĐT cũng cho biết, một số dự án chậm triển khai do vướng mắc trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, thiếu vốn.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh đã đồng ý bổ sung thêm Đề án ngăn chặn lấn chiếm đất rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu vào danh sách các dự án đầu tư công trọng điểm của tỉnh trong năm 2019.
Đồng chí yêu cầu các sở, ngành liên quan làm việc với các bộ, ngành chức năng để các dự án sớm được triển khai. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tập trung nguồn lực thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; rà soát các dự án chậm triển khai để có phương án xử lý, lấy mục tiêu vì sự phát triển của tỉnh làm tiêu chí cao nhất khi lựa chọn nhà đầu tư…
Với tiềm năng phát triển vượt bậc, hàng ngày có hàng tá giao dịch mua, bán nhà quận 9được diễn ra. Gửi đến bạn chi tiết quy trình, thủ tục hợp đồng mua bán nhà quận 9 sao cho nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Bước 1: Xác định thông tin mua bán nhà quận 9
Điều đầu tiên và luôn quan trọng nhất khi mua bán nhà quận 9, nhất là với vai trò người mua đó là phải xác định rõ ràng và xác thực thông tin căn nhà mà bạn đang nhắm tới. Bởi vì nơi này đang có thị trường bất động sản hết sức sôi động, thu hút nhiều người đầu tư thì tất nhiên lừa đảo mua bán nhà đất cũng sẽ xuất hiện.
Mắt trực tiếp thấy: Khi tiến hành mua bán nhà tại quận 9, bạn cần phải thấy được trực tiếp tài sản nhà đất bạn định mua, đừng chỉ tin vào hình ảnh và lời quảng cáo. Ngoài ra, khi nhìn trực tiếp, bạn sẽ biết được mình có thấy hài lòng về hiện trạng thực tế của nó.
Tai trực tiếp nghe: Điều bạn cần nghe ở đây là thông tin về nhà đất đó, có thể là từ người dân sống lân cận hoặc cán bộ địa chính khu vực có nhà đất. Thông qua họ bạn sẽ biết được trước đây đã có vấn đề gì với ngôi nhà. Và rất có thể bạn sẽ cảm thấy may mắn khi kịp thời nhận ra suýt chút nữa mình là người tiếp theo bị lừa hoặc dính vào một vụ rắc rối, tranh chấp nhà đất không đáng có.
Tay trực tiếp cầm: Ắt hẳn với mỗi giao dịch mua bán nhà quận 9, hay ở bất kỳ đâu, giấy tờ, sổ đỏ luôn là điều quan trọng, cốt lõi nhất của giao dịch. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng các giấy tờ nhà đất và thông tin trên đó là thật cũng như không bị vướng mắc về pháp lý.
Hãy xem xét thật kỹ thông tin mua, bán nhà quận 9. Bởi lẽ khu vực càng "nóng" thì lừa đảo càng nhiều
Các địa chỉ bạn nên lưu ý để kiểm tra thông tin bán nhà quận 9 chính xác nhất:
Phòng Quản lý đô thị quận 9: 2/304 Xa Lộ Hà Nội, P. Hiệp Phú, Q9. Đây là nơi kiểm tra tầng cao, mật độ xây dựng, khoảng lùi, hệ số sử dụng đất.
Bước hai: Tiến hành đặt cọc giao dịch mua bán nhà quận 9
Việc đặt cọc mua bán nhà quận 9 có thể thực hiện ở văn phòng công chứng trên địa bàn hoặc đặt cọc giữa hai bên và có người làm chứng. Nội dung đặt cọc về cơ bản gồm các vấn đề sau:
Thông tin pháp lý của người bán nhà quận 9. Bao gồm :
Các thông tin cá nhân cơ bản.
Giấy xác nhận độc thân tại nơi cư trú trong trường hợp người bán chưa kết hôn
Giấy chứng nhận ly hôn và xác nhận phân chia tài sản của tòa án trong trường hợp vợ chồng đã ly dị
Di chúc thừa kế hợp pháp trong trường hợp bất động sản bán là tài sản thừa kế
Thông tin pháp lý người mua
Thông tin mô tả về bất động sản giao dịch (diện tích đất, diện tích xây dựng, hiện trạng, số sổ đỏ, địa chỉ trên sổ đỏ…)
Tổng số tiền hai bên đã thỏa thuận khi mua, bán nhà quận 9
Các điều khoản liên quan đến tiền đặt cọc cũng như giá trị hợp đồng mua, bán nhà quận 9
Các văn phòng công chứng trên địa bàn quận 9
Bước 3: Tiến hành công chứng hợp đồng mua bán nhà quận 9 tại văn phòng công chứng
Trong khoảng thời gian cho phép dựa trên điều khoản trong hợp đồng đặt cọc mua, bán nhà quận 9, nếu như không có vấn đề phát sinh và bạn đã lo liệu xong vấn đề tài chính thì hai bên sẽ tiến hành bước công chứng hợp đồng mua, bán nhà quận 9 tại văn phòng công chứng trên địa bàn.
Để cho quá trình công chứng hợp đồng diễn ra nhanh và thuận lợi nhất thì bạn hoặc tốt nhất là người bán nhà quận 9 nên chủ động liên hệ văn phòng công chứng trên địa bàn để chuẩn bị trước hồ sơ công chứng, cũng như các giấy tờ liên quan. Tránh trường hợp mất nhiều thời gian chỉ để bổ sung hồ sơ giấy tờ.
Đối với người bán nhà quận 9 cần chuẩn bị giấy tờ:
Bản gốc CMTND hoặc Hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân cùng 4 bản photo công chứng (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở bất động sản hữu khác)
Bản gốc Hộ Khẩu Thường trú cùng 4 bản photo công chứng (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác)
Bản gốc giấy đăng ký kết hôn cùng bản photo công chứng (nếu bên sở hữu là vợ và chồng)
Một số giấy tờ khác liên quan đến nhà đất như: Giấy chứng nhận độc thân trong khoảng thời gian tài sản được hình thành, Giấy tờ ly hôn và phân chia tài sản do tòa án ký, Các giấy tờ phân chia tài sản, di chúc…
Bản gốc sổ đỏ nhà đất đang giao dịch
Đối với người mua:
Bản gốc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân cùng 4 bản photo công chứng
Bản gốc Hộ Khẩu Thường trú cùng 4 bản photo công chứng
Phần tiền còn lại (đã trừ đi tiền cọc ban đầu): Thông thường, việc công chứng hợp đồng mua bán nhà sẽ tiến hành đồng thời với việc bên mua thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán.
Thời gian làm việc của cơ quan công chứng trên địa bàn quận chính là từ thứ 2 - thứ 7, bắt đầu từ 7h30 - 17h30.
Ngoài ra, lệ phí công chứng cho hợp đồng mua bán nhà đất như sau:
Mức lệ phí công chứng hợp đồng mua, bán nhà quận 9
Tùy theo thỏa thuận giữa bạn và người bán. Nếu bên bán phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì bên bán thường trừ đi số tiền thuế TNCN này cho bên mua để bên mua tiến hành tự đi kê khai nộp thuế và thực hiện tiếp quy trình chuyển tên sổ đỏ trên phòng địa chính quận/ huyện.
Bước 4: Tiến hành chuyển tên sổ đỏ
Giai đoạn này là bước hoàn tất thủ tục mua, bán nhà quận 9. Chuyển tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất từ người bán về cho bạn.
Cụ thể cách tiến hành như sau:
Lên chi cục thuế quận 9 nơi quản lý nhà đất được giao dịch để kê khai thuế TNCN.
Địa chỉ: 25B Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, Q9-SĐT: (08)38973353
Nhận tờ khai của chi cục thuế và nộp tiền thuế TNCN kê khai vào kho bạc nhà nước.
Địa chỉ: Điểm giao dịch số 74 đường Lò Lu, P. Trường Thạnh, Q9-SĐT: (08)38973353
Ngoài ra, các ngân hàng trong khu vực hiện nay đều hỗ trợ việc thu thuế TNCN
Nhận biên lai đóng tiền của kho bạc, quay lại chi cục thuế để lấy giấy xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Mang toàn bộ hồ sơ lên phòng địa chính thuộc ủy ban nhân dân quận 9, nơi quản lý nhà đất giao dịch để nộp và làm thủ tục chuyển quyền/tên người sở hữu.
Địa chỉ: 304 Xa lộ Hà Nội, P. Phước Long B, Q9, Hồ Chí Minh
Người mua bán nhà quận 9 còn phải đóng thêm một khoản phí trước bạ cho nhà nước liên quan đến việc chuyển tên này. Phí này tương đương 0,5% tổng giá trị bất động sản theo khung giá của nhà nước quy định và được nộp tại kho bạc nhà nước.
Dự án cầu Thủ Thiêm 4nối Quận 2 và Quận 7 có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.200 tỷ đồng, được kỳ vọng sẽ giúp phát triển hạ tầng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Quy mô 6 làn xe và 2 lề bộ hành, chịu được động đất cấp 7
Theo đó, vào ngày 17/9 vừa qua, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định về "Phương án thiết kế kiến trúc công trình dự án cầu Thủ Thiêm 4" nối Quận 2 và Quận 7.
Theo UBND TP.HCM, dự án cầu Thủ Thiêm 4 được xác định là một trong các công trình quan trọng của TP, nên cần ưu tiên đầu tư để từng bước hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung toàn khu vực.
Được biết, dự án cầu Thủ Thiêm 4 bắt đầu từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẻ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư, cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, nối với Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4 (thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm).
Vị trí cầu Thủ Thiêm 4 trong quy hoạch TP.HCM
Chiều dài của cầu Thủ Thiêm 4 là gần 2,2 km, rộng 28 m với quy mô 6 làn xe và 2 lề bộ hành; tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7; tĩnh không thông thuyền 80x10 m; vận tốc thiết kế 60 km/h.
Trong tương lai khi đưa vào sử dụng, cầu Thủ Thiêm 4 được kỳ vọng sẽ làm giảm ùn tắc giao thông từ khu Nam Sài Gòn về trung tâm, bên cạnh đó giúp Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Bản đồ hạ tầng giao thông tại Quận 2
6 dự án hạ tầng trọng điểm nối Thủ Thiêm với trung tâm TP.HCM
Theo quy hoạch, hiện có 5 cây cầu và một hầm chui nối các khu vực khác của thành phố với Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2).
Hiện cầu Thủ Thiêm 1 và hầm vượt sông Sài Gòn (nối quận 1 và quận 2) đã được đưa vào sử dụng. Đầu năm 2015, cầu Thủ Thiêm 2 với tổng số vốn gần 3.100 tỷ đồng cũng được khởi công nhưng do vướng mặt bằng phía quận 1 nên đến nay vẫn chưa xong. Cụ thể như sau:
Cầu Thủ Thiêm 1
Cầu Thủ Thiêm 1 có vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, hoàn thành vào năm 2007.
Chiều dài: 1,25km
Điểm đầu dự án là giao giữa đường Ngô Tất Tố - Nguyễn Hữu Cảnh (Quận Bình Thạnh), điểm cuối của dự án tại đường Lương Định Của (Quận 2).
Cầu Thủ Thiêm 1 kết nối Quận 2 và Bình Thạnh
Cầu Thủ Thiêm 2
Cầu Thủ Thiêm 2 có vốn đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng, được khởi công vào năm 2015.
Chiều dài: 1,5km
Điểm đầu dự án là giao giữa đường Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn (Quận 1), điểm cuối của dự án tại Đại lộ Vòng cùng (Tuyến R1, Quận 2).
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 2
Cầu Thủ Thiêm 3
Dự án cầu Thủ Thiêm 3 đang được thành phố nghiên cứu, lập đề xuất theo hình thức đối tác công - tư.
Vị trí cầu Thủ Thiêm 3 bắt đầu từ đường Tôn Đản (Quận 4), băng qua đường Nguyễn Tất Thành, khu đất bến cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (cảng Sài Gòn), vượt sông Sài Gòn để nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2).
Cầu Thủ Thiêm 4
Dự án Cầu Thủ Thiêm 4 được thiết kế dạng dây văng, có 6 làn xe với vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.
Chiều dài: 2,16km
Điểm đầu dự án tại đường thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm, điểm cuối dự án tại đại lộ Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2 (Quận 7).
Điểm đầu dự án tại đường Đồng Khởi (Quận 1), điểm cuối dự án tại phía Nam quảng trường đô thị Thủ Thiêm.
Cầu đi bộ có chiều dài hơn 300m, kết nối Quận 1 và Quận 2
Hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm được đánh giá là hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49km. Công trình có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng năm 2011, kết nối Quận 1 với Quận 2.