Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

Tháng Ngâu bàn chuyện phong thủy nhà ở: 5 yếu tố trang trí đem lại may mắn

By Hoang Villa
Đối với người dân các nước Châu Á trong đó có Việt Nam, phong thủy nhà ở từ lâu là vấn đề hết sức được chú trọng. Cùng tìm hiểu và phân tích xem 5 yếu tố trang trí phong thủy nhà ở nào sẽ giúp đem lại tài lộc, may mắn cho ngôi nhà của bạn.

1. Chuông gió:

Chuông gió là vật dụng trang trí phổ biến từ rất lâu của các gia đình Á Đông. Ngoài việc có tác dụng trang trí, chuông gió còn có ý nghĩa rất lớn trong phong thủy nhà ở. Ngoài ngụ ý "Cát tường" chuông gió còn có tác dụng chiêu "Quý khí" và "Quý nhân". Chúng có thể làm chậm hoặc phân tán sự vận động của năng lượng, giúp đẩy năng lượng tiêu cực ra khỏi phòng và luân chuyển các nguồn năng lượng trì trệ trong nhà. Chuông gió sẽ giúp đem lại sức khỏe, tài lộc và sự hòa hợp cho các thành viên gia đình bạn.
Treo chuông gió sao cho đúng?
Để cân bằng yếu tố Ngũ Hành trong phong thủy nhà ở bằng Chuông gió, Phía Đông và phía Nam của ngôi nhà nên sử dụng chuông gió làm từ gỗ hoặc tre, còn phía Bắc nên treo chuông gió bằng kim loại. Phía Tây treo chuông gió bằng sứ. 
Nếu nhà của bạn có cửa chính đối diện với đường (rất không tốt theo phong thủy nhà ở), bạn nên treo chuông gió ở góc trên bên trái của cửa, có thể hóa giải "sát khí". Nếu cửa sổ của nhà bạn đối diện với cửa sổ nhà khác, thì treo chuông gió ở cửa sổ, để vận may của gia đình bạn không bị gia đình bên kia làm ảnh hưởng.
Ngoài ra, ngoài tác dụng đem lại may mắn, chuông gió còn có khả năng "chiêu âm" vì vậy nên tráng treo chuông gió trong phòng vệ sinh, phòng ngủ hoặc nhà bếp, không tốt cho phong thủy nhà ở.

2. Đồng tiền xu:

Một vật trang trí khác thường hay được sử dụng trong phong thủy nhà ở đó chính là tiền xu. Tùy theo hình dạng, ký tự của các loại tiền hoặc cách kết hợp của chúng sẽ mang một ý nghĩa phong thủy riêng biệt.

3. Nước (Đài nước, bể cá cảnh):

Trong phong thủy nhà ở, yếu tố "Thủy" là một trong các yếu tố chính của thuyết "Ngũ Hành". Ngôi nhà nếu thiếu đi yếu tố này sẽ gây mất cân bằng, dễ thất thoát tài sản và xung đột giữa các thành viên trong gia đình (Hỏa thiếu Thủy thì vượng, Mộc thiếu Thủy thì yếu). Bởi vì lẽ đó mà người xưa có câu “nhất Thủy nhì Hỏa”,  cũng có câu “tiền vào như nước”, trùng với quan điểm theo phong thủy nhà ở, Thủy là yếu tố giúp đem tài lộc vào cho ngôi nhà của bạn.
Các vật dụng trang trí nội thất mang hành Thủy như đài nước, bể cá cảnh nên được đặt ở cửa chính, hoặc ngay lối vào khu vực kinh doanh.

4. Cây cảnh trang trí:

Rõ ràng, cây cảnh đóng vai trò rất lớn trong trang trí nội thất. Nó giúp cho căn nhà, môi trường sống của bạn thêm trong lành, gần gũi thiên nhiên, có tác dụng giải tỏa áp lực tâm lý. Không chỉ vậy, trong phong thủy nhà ở, cây cảnh còn đóng vai trò giúp đem lại tài lộc cho căn nhà. Tùy theo mệnh, tuổi mà bạn có thể lựa chọn loại cây, cũng như vị trí đặt cho phù hợp. Ví dụ: người tuổi Tí thì hợp với cây kim tiền, người tuổi Mão thì hợp cây phát tài...
Một số lưu ý khi bố trí cây cảnh trong phong thủy nhà ở:
  • Về hình dáng:
    • Không nên trồng những loại cây có lá quá nhỏ, cành dài loằng ngoằng, mọc quá um tùm, hoặc có nhiều gai nhọn... Các loại cây cảnh này lại không tốt cho phong thủy nhà ở vì có thể chứa khí xấu khiến các thành viên trong gia đình tranh cãi, gây mâu thuẫn hay có những vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống.
    • Tốt nhất, nên chọn những cây có dáng tròn xinh, đầy đặn và tán lá rộng, có màu sắc tươi tắn, đậm đà thì nó sẽ mang lại những điều vô cùng tích cực cho bản thân người trồng.
  • Về mật độ trồng cây:
    • Nếu trồng nhiều cây, dày quá thì sẽ làm hạn chế đi lượng ánh sáng mà cây được hấp thụ, từ đó làm giảm dương khí, gây ra những tác động tiêu cực đến vận may của người trồng. Thế nên không cần trồng nhiều, chỉ cần trồng đủ và phải có chế độ cắt tỉa phù hợp.
  • Vị trí đặt cây:
    • Vị trí đặt của từng loại cây khác nhau dù là trên bàn làm việc, phòng khách hay phòng ngủ, chân cầu thang cũng rất quan trọng. Chỗ đặt phải tuân theo đặc tính sinh trưởng của cây và phù hợp với vận mệnh của người trồng thì cây mới xanh tốt, mới phát huy hết hiệu quả phong thủy của nó.
Lưu ý:  Một số loại cây cảnh dù đẹp và có ý nghĩa phong thủy rất tốt nhưng bạn cần cẩn trọng khi trồng chúng vì chúng chứa độc tố khá mạnh, nhất là khi nhà có trẻ nhỏ có thể gây nôn mửa, sốt, co giật thậm chí nguy hiểm tính mạng.

5. Các vật trang trí mang yếu tố phong thủy khác (Thiềm thừ, đá phong thủy...)

Ngoài những yếu tố phong thủy nhà ở kể trên, còn có rất nhiều vật dụng nội thất trang trí khác có thể đem lại may mắn cho bạn Đầu tiên, đó chính là "Thiềm Thừ" - một linh vật trong truyền thuyết lâu đời của người Hoa và là biểu tượng của may mắn, tài lộc.
Một số lưu ý khi đặt Thiềm Thừ:
  • Không nên đặt Thiềm Thừ bên ngoài ngôi nhà, trong nhà tắm, nhà vệ sinh.
  • Không nên đặt Thiềm Thừ ở những nơi như: đối diện hoặc gần cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông hơi.
  • Khi bày không nên phủ bất kỳ thứ gì che mắt Thiềm thừ.
  • Luôn đặt Thiềm thừ hướng mặt vào trong nhà.
  • Vị trí tốt nhất để đặt Thiềm thừ là góc đối diện chéo với cửa chính. Nếu bạn đặt ở cửa hàng thì nên đặt trên bàn thu ngân (hướng vào phía trong). Luôn nhớ rằng Thiềm Thừ phải hướng vào phía trong cửa hàng.
  • Nếu đặt Thiềm Thừ trên bàn làm việc, bạn hãy xoay một chút về phía mình ngồi.
Tiếp theo là đá phong thủy, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nhiều loại đá quý hiếm như thạch anh, hổ phách... có tác dụng giúp cải thiện tâm lý và sức khỏe cho người tiếp xúc nhiều với chúng. Theo quan điểm phong thủy nhà ở, các loại đá phong thủy sẽ giúp bạn xua đuổi vận hạn, làm tăng vượng khí cho chủ nhân sở hữu.
Tuy nhiên một nhược điểm lớn đó chính là hầu hết chúng đều thuộc dạng đá quý hoặc bán quý và các loại đá phong thủy này đều có giá thành khá cao.