THỊ TRƯỜNG
By Hoang Villa
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu khả thi cảng hàng không quốc tế Long Thành và đề xuất ba phương án đầu tư sân bay với tổng vốn đầu tư 4,7 USD.
Ba phương án huy động 4,7 tỷ USD: Ưu nhược điểm
Trong tháng 7, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu khả thi cảng hàng không quốc tế Long Thành và đề xuất ba phương án đầu tư sân bay Long Thành.
Dự kiến phương án và đánh giá của Bộ Giao thông và chuyên gia
Nội dung
phương án
|
Ưu điểm
|
Nhược
điểm
|
|
Phương
án 1
|
Sử dụng
vốn ODA.
Vốn ODA
là một hình thức đầu tư nước ngoài gọi là ‘Hỗ trợ phát triển chính thức’. Vì
các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất
thấp với thời gian vay dài.
Chính
phủ sẽ tiến hành vay sau đó cho doanh nghiệp vay lại.
|
- Tiếp
cận được nguồn vốn vay rẻ hơn.
|
Sẽ làm
tăng nợ công và phải sử dụng tư vấn, nhà thầu xây lắp của nước cho vay.
|
Phương
án 2
|
Giao cho
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư bằng vốn doanh nghiệp.
|
- Giúp
Nhà nước kiểm soát được tài sản quốc gia, chủ động điều hành, đảm bảo an
toàn, an ninh.
- Không
tăng nợ công, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.
|
|
Phương
án 3
|
Đấu thầu
lựa chọn nhà đầu tư, khai thác cảng bằng vốn doanh nghiệp theo hình thức
đối tác công - tư (PPP), hợp đồng BOT.
|
- Không
tăng nợ công.
- Nhà
nước có nguồn thu từ việc khai thác tài sản sau khi hết thời hạn hợp đồng
BOT.
- Tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp có năng lực.
|
- Khó
hoàn thành đúng tiến độ do việc đấu thầu chọn nhà đầu tư sẽ khiến dự án
chậm khoảng 18 tháng.
|
Dự kiến phương án và đánh giá của Bộ Giao thông và chuyên gia
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ Giao thông cũng kiến nghị Thủ tướng, Hội đồng thẩm định Nhà nước lựa chọn phương án mà ACV đề xuất, để có thể khởi công công trình vào đầu năm 2021 và hoàn thành trong năm 2025 như nghị quyết Quốc hội.
Về phía Bộ Giao thông cho rằng dù ACV chưa thực hiện dự án nào có quy mô tương tự như sân bay Long Thành, những đơn vị đã có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án riêng lẻ như xây dựng đường cất hạ cánh tại sân bay Phú Quốc, Cần Thơ; đầu tư sân đỗ tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; đầu tư nhà ga mới tại T2 Nội Bài, T2 Tân Sơn Nhất...
Về phía ACV cũng cho rằng với bộ máy quản lý sân bay chuyên nghiệp và đơn vị cam kết thu xếp tài chính tốt nhất bằng vốn doanh nghiệp và đã tích lũy được hơn 24.000 tỷ đồng và tiếp tục tích lũy trong giai đoạn 2019-2025, dự kiến sẽ cân đối được 1,5 tỷ USD để thực hiện dự án sân bay Long Thành.
Phối cảnh dự án sân bay quốc tế Long Thành
Theo ý kiến của một số chuyên gia phương án vay vốn ODA đã bộc lộ kém hiệu quả, không chỉ làm tăng nợ công mà kèm theo nhiều ràng buộc khiến chi phí dự án đội lên, do vậy Chính phủ không nên lựa chọn hình thức đầu tư này.
Phương án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là hiệu quả, minh bạch nhất, cần được áp dụng tại các dự án lớn như sân bay quốc tế Long Thành; tuy nhiên, cơ quan nhà nước cần quy định hợp đồng chặt chẽ để đảm bảo chất lượng công trình, không đội giá. Chuyên gia này đề nghị xem xét kỹ phương án giao cho ACV làm chủ đầu tư xây dựng sân bay vì không có sự cạnh tranh.
Một số thông tin về dự
án sân bay Long Thành
Vị trí: nằm tại
6 xã Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước thuộc huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Tổng mức đầu tư:
336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD), được chia làm 3 giai đoạn. Diện
tích: 5.000 ha.
Quy mô: Công suất
100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Đây sẽ là cảng hàng
không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những
trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực
|