Art 1

By Hoang Villa

Art 2

By Hoang Villa

Art 3

By Hoang Villa

Art 4

By Hoang Villa

Art 5

By Hoang Villa

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Phần 1)

Cũng giống như bao hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận khác, hoạt động mua bán nhà đất thường rất dễ phát sinh các tranh chấp. Đó có thể là các vấn đề về pháp lý, hoặc do một bên cố tình vi phạm một thỏa thuận nào đó dẫn đến mâu thuẫn.
Cùng điểm qua 20 tình huống tranh chấp nhà đất phổ biến nhất hiện nay. Hãy xem bạn có đang mắc phải tình huống nào không?
Theo CaseLaw Việt Nam, đa phần các trường hợp phát sinh tranh chấp nhà đất thường do sự cố bất ngờ về pháp lý. Chính vì thế, người đầu tư nên tham khảo các trường hợp đã từng có tiền lệ trước đó để có thể phòng ngừa rủi ro.
Và dựa trên các bản án tranh chấp phát sinh khi mua bán nhà đất có thật tại thị trường Việt Nam, đơn vị CaseLaw đã liệt kê ra 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất để giúp người đầu tư dự báo được những rủi ro khi giao dịch bất động sản. 

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ nhất: Bên bán nhà bất ngờ qua đời trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán

Trong trường hợp hai bên đã thỏa thuận xong và lập thành hợp đồng mua bán nhà đất đã được công chứng. Lúc này bên mua có quyền yêu cầu người nhận thừa kế tài sản tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất trước đó. 
Lúc này sẽ tiến hành lập một hợp đồng mua bán mới mà người bán chính là người thừa kế tài sản.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ hai: Bên bán nhà tự ý tăng giá bán so với thỏa thuận trước đó

Còn tùy theo việc thỏa thuận của hai bên đã được lập thành hợp đồng mua bán, được ký kết, công chứng hay chưa. Nếu chưa lập thành hợp đồng mua bán thì người bán có quyền tăng giá vì chưa có sự ràng buộc nào cả.
Còn trường hợp hợp đồng mua bán đã được ký kết. Nếu bên bán tự ý tăng giá thì bạn có quyền yêu cầu giữ nguyên mức giá đã thỏa thuận. Nếu không bạn hoàn toàn có thể khởi kiện và yêu cầu bồi thường vì bên bán vi phạm hợp đồng.

Các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà đất rất quan trọng với cả người mua và người bán. Nên cần đặc biệt lưu ý

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ ba: Chủ sở hữu nhà đã bán nhà và hoàn tất xong thủ tục với bên mua, nhưng người thuê bất động sản lại không chịu bàn giao cho bên mua

Thường có khá nhiều trường hợp bất động sản khi mua bán hiện tại vẫn đang kinh doanh cho thuê. Cách tốt nhất trong trường hợp này cả ba bên nên cùng ngồi lại để trao đổi, tìm phương án giải quyết.
Nếu vẫn không được thì người mua nhà có thể khởi kiện ra tòa, yêu cầu người thuê nhà bàn giao tài sản bị chiếm dụng trái phép. 
Về phía người thuê, nếu người bán nhà tự ý bán mà không thông báo cho người thuê và người thuê vẫn đang còn thời hạn hợp đồng thì có thể khởi kiện bên bán đòi đền bù tổn thất. 

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ  tư: Người được ủy quyền không được ủy quyền hợp lệ để bán nhà vì bị cho là mất năng lực hành vi dân sự

Với tình huống này, người mua nhà có thể yêu cầu người đứng tên chính chủ đứng ra thực hiện giao dịch. Ngay cả trong trường hợp khi ủy quyền thì vẫn còn năng lực hành vi dân sự nhưng khi thực hiện giao dịch thì bị mất năng lực cũng vậy.
Nếu người sở hữu chính chủ không đứng ra thực hiện giao dịch bạn có thể khởi kiện đòi bồi thường vì đã gây ra thiệt hại cho người mua nhà.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ năm: Chủ nhà đã bán bất động sản và hoàn tất xong thủ tục với bên mua nhưng người đang sống trong căn nhà không chịu bàn giao cho bên mua

Tương tự như tình huống 2, bạn có thể khởi kiện người đang cư ngụ trong bất động sản phải bàn giao tài sản đang chiếm dụng trái phép.
Cần cẩn trọng với các trường hợp lừa đảo mua bán nhà đất

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ sáu: Bên bán và bên mua hủy thỏa thuận và hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

Nếu cả hai bên đều đồng thuận, chấp nhận hủy bỏ thỏa thuận, hợp đồng đặt cọc mua bán trước đó thì hoàn toàn không có vấn đề gì xảy ra.
Nhưng nếu một trong hai bên tự ý hủy bỏ thỏa thuận, hủy hợp đồng đặt cọc thì bên còn lại có thể khởi kiện, đòi bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ bảy: Chủ đầu tư chậm bàn giao nhà và tự ý thay đổi thiết kế

Đây có lẽ là mâu thuẫn thường phát sinh nhất khi đầu tư mua dự án. Nếu lý do chủ đầu tư chậm bàn giao nhà vì bị đứt vốn, dự án bị đình trệ thì bạn có quyền yêu cầu chủ đầu tư trả lại tiền mua nhà. Hoặc khởi kiện đòi hủy hợp đồng mua bán vì phía chủ đầu tư đã vi phạm điều khoản trong hợp đồng. 
Còn nếu là nguyên nhân khác như dự án trục trặc về vấn đề pháp lý thì bạn có thể đợi hoặc đòi bồi thường theo điều khoản chậm bàn giao trong hợp đồng mua bán nhà đất. Ngoài ra, trường hợp chủ đầu tư có dấu hiệu lừa đảo thì bạn nên nhanh chóng trình báo cơ quan chức năng.
Đối với việc chủ đầu tư tự ý sửa chữa thiết kế cũng vậy, bạn có thể tiến hành khởi kiện đòi bồi thường, trả lại tiền hoặc hủy hợp đồng thanh toán.
Khi đầu từ mua dự án, bạn nên chú ý đến điều khoản bồi thường nếu chủ đầu tư chậm bàn giao nhà

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ tám: Bên bán nhà không đảm bảo quyền sở hữu để bán nhà thuộc sở hữu chung

Trong trường hợp này, lỗi thuộc về phía người bán. Bên mua chỉ còn cách tiếp tục đàm phán với những người đồng sở hữu khác để có thể tiếp tục mua bán nhà đất. Và có thể khởi kiện người bán để đòi bồi thường thiệt hại.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ chín: Nhà được đem ra bán khi vẫn đang còn thế chấp tại ngân hàng

Thực tế, nếu người bán cố tình bán nhà vẫn còn đang thế chấp thì đó là hành vi lừa đảo. Nếu giải quyết êm thấm thì bạn có thể yêu cầu người bán nhà trả lại tiền. Còn nếu không, khi bạn khởi kiện mọi chuyện không còn đơn giản nữa mà người bán có thể đi tù vì tội lừa đảo.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười: Bên mua nhà cho rằng không có đủ điều kiện để bán nhà (không đảm bảo quyền sở hữu…)

Trường hợp này bạn có thể yêu cầu người bán chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với nhà đất rồi tiến hành giao dịch bình thường. Còn nếu không bạn có thể yêu cầu người bán trả lại tiền. Hoặc khởi kiện đòi bồi thường vì người bán đã gây thiệt hại hoặc có dấu hiệu lừa đảo mua bán nhà đất.
Với mọi rủi ro mua bán nhà đất của bạn sẽ được giảm đến mức thấp nhất
(Còn tiếp...)
Bạn đang theo dõi bài viết Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Phần 1). Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích liên quan đền hoạt động mua bán nhà đất qua tài liệu.

BẠN CÓ BIẾT những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất

CÔNG CHỨNG, chứng thực là công việc nên thực hiện trong mọi giao dịch bất động sản để đảm bảo vấn đề về pháp lý và tránh rơi vào tình trạng "tiền đã trả mà nhà chẳng thấy đâu". Trong bài viết này, xin gửi đến bạn danh sách những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất.

Công chứng là "bảo hiểm" cho một giao dịch bất động sản

Hiện nay, thị trường giao dịch bất động sản như đất đai, nhà ở,... đang nở rộ, nhất là ở các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... Các giao dịch có thể lên tới hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng, khiến người mua lẫn người bán phải thật cẩn trọng để tránh tình trạng "tiền mất, tật mang".
Có một số trường hợp giao dịch dựa trên "niềm tin", hợp đồng viết tay không công chứng, đến khi có tranh chấp thì hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu và người mua có thể sẽ mất trắng cả nhà lẫn tiền mua nhà. Trong khi đó, các hợp đồng, giấy tờ nếu được CÔNG CHỨNG trước đó thì sẽ được Pháp luật Nhà nước bảo vệ về quyền lợi.
Mọi hợp đồng, giấy tờ trong giao dịch bất động sản CẦN được công chứng
Ngoài ra, công chứng, chứng thực đóng vai trò quan trọng giúp Nhà nước quản lý các hợp đồng giao dịch đặc biệt là các hợp đồng có liên quan tới bất động sản.
Vậy đối với các cá nhân, tổ chức trực tiếp tham gia giao dịch, CÔNG CHỨNG được lợi gì?
  • Thứ nhất, công chứng đảm bảo tính hợp pháp của nội dung các giao dịch. 
  • Thứ hai, công chứng góp phần "cản trở" cũng như hạn chế các dự án ma, giúp loại bỏ các yếu tố lừa đảo liên quan tới mua bán, chuyển nhượng bất động sản.
  • Thứ ba, công chứng góp phần nâng cao giá trị chứng minh hợp đồng khi có xảy ra tranh chấp giữa các bên giao dịch, đồng thời đây cũng là cơ sở để tòa án xem xét và bảo vệ người tham gia.
Chi phí thủ tục công chứng chỉ chiếm một phần nhỏ so với giá trị tài sản trong quá trình giao dịch, vì vậy đối với các giao dịch bất động sản trên, các bên tham gia nên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật để tự bảo về tài sản của chính mình.

Tổng hợp các hợp đồng bắt buộc phải công chứng trong giao dịch mua bán nhà đất

STT
Loại hợp đồng
Cơ sở pháp lý
1
Hợp đồng mua bán nhà ở
Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014
2
Hợp đồng tặng cho nhà ở
Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014
3
Hợp đồng đổi nhà ở
Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014
4
Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014
5
Hợp đồng thế chấp nhà ở
Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014
6
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013
7
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013
8
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013
9
Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013
10
Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất
Điểm b khoản 3 Điều 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
11
Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất
Điểm b khoản 3 Điều 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
12
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ
Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015
13
Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài
Khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015
14
Văn bản thừa kế về nhà ở
Khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014
15
Văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất
Điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013
16
Văn bản về lựa chọn người giám hộ
Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015











  
































 Các thủ tục và trình tự công chứng thường được niêm yết công khai tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thông tin Bảng khung giá đất mới giai đoạn 2020 - 2024:

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

6 điều NÊN lưu ý khi mua nhà đã qua sử dụng

Do điều kiện kinh tế có hạn nên nhiều người lựa chọn mua nhà cũ hoặc nhà đã qua sử dụng như một cách để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi đi mua nhà cũ, bạn NÊN lưu ý 6 vấn đề sau.

Lưu ý mua nhà đã qua sử dụng: Xem xét tính tiện lợi

Tính tiện lợi của một ngôi nhà được đánh giá qua các yếu tố như vị trí nhà ở, hệ thống giao thông, hệ thống tiện ích cũng như các hệ thống điện, nước,... trong ngôi nhà của bạn. 

Thứ nhất, vị trí đẹp và phù hợp

Bạn nên đặt ra những câu hỏi sau và đi tìm câu trả lời để xác định việc có nên mua nhà đã qua sử dụng hay không?
  • Vị trí ngôi nhà đã qua sử dụng có phù hợp với giá bán mà bạn tìm hiểu thông qua các nguồn tin hay không?
  • Vị trí ngôi nhà đã qua sử dụng có vấn đề như ở trên khu vực quy hoạch, trong khu vực ô nhiễm,... hay không?
  • Vị trí ngôi nhà đã qua sử dụng có phù hợp với công việc của bạn và các thành viên trong gia đình?

Một vị trí được coi là đẹp khi vị trí đó có khả năng kết nối đa vùng, gần các tuyến đường giao thông huyết mạch có ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt của bạn và gia đình. Thông thường thì những ngôi nhà ở trung tâm thường có vị trí đẹp, thuận tiện cho việc đi lại và tận hưởng cuộc sống tiện ích cao. Tuy nhiên nhiều người lại chọn những ngôi nhà đã qua sử dụng ở khu vực ngoại ô nơi có không khí trong lành và giao thông thoáng rộng.

Thứ hai, hệ thống điện, nước

Trước khi mua nhà đã qua sử dụng, bên nên tìm hiểu hệ thống cấp thoát nước trong khu vực mà bạn định mua. Hiện nay ở TP.HCM có một số nơi sẽ bị ngập vào mùa mưa, khả năng thoát nước kém, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn và gia đình. 
Bạn cần kiểm tra hệ thống điện, cấp, thoát nước như thế nào?
  • Bạn cần chuẩn bị những dụng cụ để kiểm tra hệ thống điện như bút thử điện, đèn ống nhỏ,.... Các đường dây dẫn điện phải được đảm bảo an toàn theo quy định, nếu hệ thống đã quá cũ hãy đề xuất với người bán thay một hệ thống mới (nếu có) hoặc thương lượng lại về giá cả.
  • Với hệ thống nước, bạn cần kiểm tra công tơ nước, các đường ống dẫn nước và chất lượng nước sinh hoạt.

Lưu ý mua nhà đã qua sử dụng: Xem xét các vấn đề phong thủy

Phong thủy không còn là một "học thuyết mê tín" mà nhiều người vẫn thường đồn đại, nhất là trong lĩnh vực nhà ở. Khi xem xét phong thủy bạn cần xem xét phong thủy tổng thể, sau đó đi sâu vào các chi tiết trong nhà.
Về phong thủy tổng quan, bạn nên tránh những ngôi nhà có phong thủy bất lợi như gần đường sắt, gần cao tốc, nghĩa trang, gần ngã ba,...hoặc những địa thế hình thành nên thế "sát" làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của bạn và gia đình.
Một số vị trí tạo nên thế "sát" mà bạn NÊN biết và tránh như:
  • Thế âm sát là thế mà xung quanh nhà có quá nhiều cây lâu năm, che đi ánh sáng từ mặt trời.
  • Thế cô độc sát là thế mà căn nhà ở các vị trí quá cao, cô độc một mình không có "hàng xóm xung quanh".
  • Thế câu liêm sát là thế khi căn nhà có diện tích đất rộng, được bao bọc bởi những bức tường cao. Thông thường địa thế này sẽ làm gia chủ "hao tài tốn của" vì những trò đầu cơ, đỏ đen.
  • Thế hỏa sát là thế mà căn nhà đối diện hoặc bên cạnh những nơi có dương khí nồng đậm như trạm biến áp, trụ điện, hoặc có các vật nhọn hướng thẳng vào nhà.
  • Thế phản quang sát là thế mà các tấm kính ở những nơi khác phản chiếu ánh sáng vào căn nhà của bạn khiến bạn bị chói mắt. Thế này mang đến sự nóng nảy, luôn căng thẳng, giận hờn vu vơ,....
  • Ngoài ra còn một số thế khác như phong sát, quang sát, tà thương sát, tuyệt mệnh sát, xung thiên sát,....
Về phong thủy trong nhà, bạn cũng nên chú ý đến một số vấn đề như thiết kế, ánh sáng, cách sắp xếp đồ nội thất hoặc màu sắc của ngôi nhà đã qua sử dụng trên. Có thể về phong thủy ngôi nhà đó hợp với người chủ cũ nhưng chưa chắc đã phù hợp với bạn. Hãy lập kế hoạch cho những thay đổi để có một ngôi nhà đẹp và tốt hơn.

Lưu ý khi mua nhà đã qua sử dụng: Cẩn thận những ngôi nhà "lộng lẫy"

Người bán sẽ mong muốn điều gì khi rao bán căn nhà của mình?
Người bán sẽ mong muốn bán được ngôi nhà đã qua sử dụng một cách nhanh chóng với mức giá cao. Mức giá đó có thể phù hợp với thị trường hoặc cao hơn mức thị trường và đạt mức mong muốn của người bán.
Vậy người bán sẽ làm gì để tăng giá căn nhà đã qua sử dụng của mình?
Tất cả những yếu tố về vị trí, hạ tầng đã quyết định đến mức giá cơ bản của ngôi nhà. Tuy nhiên người bán sẽ đánh vào thị hiếu của người mua khi họ sẽ cần những ngôi nhà đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới mẻ và chất lượng. Vì vậy họ sẽ tân trang ngôi nhà của mình từ "cũ" thành "mới", thay đổi nội thất trong nhà, nâng tầm căn hộ.
Tuy nhiên điều này cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực.
  • Về tính tích cực, người mua nhà đã qua sử dụng sẽ không cần tốn thêm nhiều chi phí cho việc sửa chữa, tân trang lại nhà ở sau khi mua bán và đi vào sử dụng.
  • Về tính tiêu cực, nếu người bán chỉ đơn thuần sơn lại các bức tường, thay thế nội thất mới không chất lượng. Theo thời gian tình trạng xuống cấp sẽ dần xuất hiện và khi đó người mua mới phát hiện ra thì đã "muộn màng".
"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", bạn nên kiểm tra kỹ chất lượng của căn hộ từ bên trong thay vì chỉ nhìn những thứ hào nhoáng, lộng lẫy bên ngoài mà vội vàng ra quyết định. Có thể bạn sẽ có lợi nhất thời nhưng lại thiệt hại về sau.

Lưu ý khi mua nhà đã qua sử dụng: "Kiểm tra cư dân"

Hỏi thăm hàng xóm xung quanh là cách để bạn tìm kiếm thêm thông tin thực tế về ngôi nhà. Hãy tập trung tìm hiểu thông tin từ những người hàng xóm trung niên hoặc nội trợ để có nhiều thông tin đa chiều hơn.
Việc "kiểm tra cư dân" mang đến nhiều lợi ích cho bạn:
  • Có được những thông tin tham khảo về căn nhà đã qua sử dụng bạn đang để ý.
  • Cơ hội được làm quen trước với những vị hàng xóm tương lai để chuẩn bị cho một cuộc sống mới tại đây. Có những người hàng xóm tốt cũng một yếu tố để bạn quyết định mua.

Lưu ý khi mua nhà đã qua sử dụng: Thẩm định 2 lần

Thẩm định nhà trước khi mua là bước quan trọng trong hành trình mua nhà của bạn.
Việc thẩm định giúp bạn có cái nhìn tổng quan về căn nhà đã qua sử dụng bạn đang định mua. Kiểm tra được đầy đủ các thông tin từ thực tế để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Tuy nhiên, điều đó liệu có đủ?
Nếu bạn là một người có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ không cần nhờ đến một ai khác. Tuy nhiên, với những người mới, lời khuyên là bạn nên tìm đến những nhân viên môi giới hoặc chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định để giúp bạn kiểm tra sau đó đưa ra những nhận định khách quan nhất.
Hãy nhớ tìm đến những cơ quan, chuyên gia có uy tín và có kinh nghiệm.
Ngoài ra, bạn nên bỏ nhiều thời gian hơn để xem căn nhà đã qua sử dụng bạn có ý định mua để đảm bảo bạn có thể thích nghi với căn nhà này trong bất kỳ thời điểm nào.

Lưu ý khi mua nhà đã qua sử dụng: So sánh bản vẽ và thực tế

So sánh bản vẽ và thực tế là cách để bạn kiểm tra diện tích nhà thực tế có sai sót hay không. Có nhiều trường hợp diện tích nhà trên bản vẽ sẽ bị chênh từ 3 - 5 m do sai sót trong quá trình đo đạc hoặc những nguyên nhân khác.
Vì vậy đừng vội xuống tiền mà hãy thẩm định, đối chiếu diện tích nhà đất và thực tế để tránh nhà đất bị "hớ".
Bạn đang theo dõi bài viết "6 điều NÊN lưu ý khi mua nhà đã qua sử dụng". Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay qua số Hotline: 0945 679 000 để được tư vấn trực tiếp.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Căn hộ chung cư chưa có sổ hồng: Muốn bán phải làm sao?

    By Hoang Villa
      Khi mua căn hộ chung cư, không phải lúc nào bạn cũng nhận được sổ 
      hồng ngay lập tức. Trong thời gian chờ nhận sổ, có không ít người vì 
      một vài lý do đột xuất muốn bán, sang nhượng chính căn hộ đó.
      Vậy phải làm như thế nào để bán, chuyển nhượng chung cư chưa có 
      sổ mà cả người mua lẫn người bán đều cảm thấy an tâm.

      Cơ sở nào để bán chung cư chưa có sổ hồng?

      Sổ hồng hay Giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng nhà ở do 
      Bộ Xây dựng ban hành có thể nói là tờ giấy "vô cùng quyền lực", là cơ 
      sở để xác định quyền sở hữu và là căn cứ thực hiện các giao dịch mua 
      bán nhà đất.
      Theo Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định, trong thời hạn 50 
      ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua. 
      Hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì chủ đầu tư phải tiến hành làm 
      thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ hồng cho bên 
      mua, bên thuê mua.
      Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện đều diễn ra như mong đợi. 
      Thực tế có khá nhiều trường hợp người mua chung cư phải đợi rất 
      lâu mới được chủ đầu tư cấp sổ. Điều này gây rất nhiều khó khăn 
      nếu người mua có nhu cầu bán hoặc cầm cố ngân hàng. 
      Theo quy định tại Khoản 2 Điều 123 Luật nhà ở năm 2014, để bán 
      được chung cư chưa có sổ hồng thì người bán bắt buộc phải có 
      biên bản bàn giao căn hộ và hợp đồng mua bán với chủ đầu tư. 
      Lúc này, căn hộ chung cư chưa có sổ hồng sẽ được sang 
      nhượng theo hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán.
      Nhiều trường hợp mua căn hộ chung cư bị chậm giao sổ gây khó khăn rất 
      lớn nếu muốn bán hoặc cầm cố

      Các bước bán, chuyển nhượng căn hộ chung 

      cư chưa có sổ hồng:

      Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xin chuyển 

      nhượng hợp đồng mua bán

      Tất nhiên, việc đầu tiên phải làm là  bạn và người mua căn hộ chung cư 
      phải trao đổi để đạt được các thỏa thuận, thống nhất về Giá cả, phương 
      thức thanh toán, thời hạn bàn giao nhà, quyền và nghĩa vụ của các bên…. 
      Sau đó, người bán sẽ tiến hành lập đơn đề nghị chủ đầu tư cho chuyển 
      nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư. Đơn xin này cần đính kèm 
      bản sao hợp đồng mua bán, chứng minh thư, hộ khẩu bên mua.
      Tiếp đó, sau khi nhận được đơn của bạn, chủ đầu tư sẽ tiến hành rà soát, 
      kiểm tra để xem việc thanh toán căn hộ đã hoàn tất, có bị chậm tiến độ, 
      có vướng mắc, vấn đề gì hay không... Nếu không có vấn đề phát sinh thì 
      chủ đầu tư sẽ chấp thuận cho phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán 
      căn hộ.

      Bước 2: Tiến hành thủ tục chuyển nhượng hợp đồng 

      mua bán căn hộ chung cư

      Căn cứ Điều 33 - Thông tư 19/2016/TT-BXD, theo đó bên mua và bên bán 
      sẽ tiến hành soạn thảo thành văn bản có nội dung liên quan đến việc 
      chuyển nhượng hợp đồng mua bán. Trong đó sẽ ghi rõ các thỏa thuận mà 
      bạn đã thống nhất với người mua trước đó như: Mức giá mua bán, phương 
      thức thanh toán, thời hạn chuyển giao căn hộ, quyền và nghĩa vụ các bên... 
      Văn bản này cần được công chứng để đảm bảo tính pháp lý.
      Bên cạnh đó, bạn và người mua cũng cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ 
      cần thiết khác khi tiến hành công chứng văn bản chuyển nhượng căn hộ 
      chung cư:
Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư giữa người bán và chủ đầu tư
Biên bản làm việc giữa chủ đầu tư và hai bên tham gia chuyển nhượng hợp đồng mua bán (Bạn và người mua)
Thông báo của chủ đầu tư về việc bên bán đủ điều kiện để chuyển nhượng hợp đồng mua bán…
Thay vì tiến hành thủ tục sang tên sổ, đối với căn hộ thiếu sổ hồng sẽ tiến hành chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ

Bước 3: Kê khai, nộp các khoản lệ phí, thuế liên quan

Sau khi tiến hành công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán cũng các giấy tờ cần thiết khác. Một trong hai bên người bán và người mua (tùy theo thỏa thuận giữa bạn va người mua)phải tiến hành đóng các khoản lệ phí, thuế như thuế thu nhập cá nhân.
Mức thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư được tính tương tự như khi giao dịch mua bán nhà đất bình thường:
Thuế TNCN = Giá chuyển nhượng x 2%
Trong trường hợp, giá chuyển nhượng thấp hơn giá nhà do UBND Tỉnh, Thành phố quy định thì sẽ căn cứ vào bảng giá nhà đó để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân. 
Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu
  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
  • Hoá đơn VAT các đợt thanh toán 
  • Chứng minh nhân dân của bên nộp thuế 

Bước 4: Xin xác nhận của chủ đầu tư vào văn bản đã công chứng

Trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận các giấy tờ liên quan đến chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư đã được công chứng và nộp đầy đủ thuế, phí từ bạn và người mua. Chủ đầu tư sẽ tiến hành xác nhận và gửi cho bên nhận chuyển nhượng các giấy tờ sau:
  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư 
  • Hợp đồng mua bán nhà chung cư giữa chủ đầu tư và bên chuyển nhượng 
  • Biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân 
  • Biên bản bàn giao nhà 
 
Vì không có sổ hồng nên quá trình mua bán rất dễ xảy ra rủi ro, bạn và người mua nên tuân thủ quy trình trên và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi giao dịch

Bạn đang xem qua bài viết Căn hộ chung cư chưa có sổ hồng: Muốn bán phải làm sao?. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu các thông tin kiến thức hữu ích khác